Hotline : 0978 929 555

  • Vận chuyển

    Vận chuyển toàn quốc
  • T2 - CN

    8h - 17h
  • Tư vấn

    24/7
27.000 con trâu, bò được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện cả nước có 42 ổ dịch viêm da nổi cục, tổng số gia súc mắc bệnh là 771 con, đã tiêu hủy 39 con.

Trong số 8 tỉnh có dịch, Hà Tĩnh là địa phương thiệt hại nặng nhất với 27 ổ dịch và 464 con gia súc bị mắc bệnh.

 

Để khống chế dịch bệnh, thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Công ty cổ phần kinh doanh thuốc thú y Amavet nhập khẩu khẩn cấp 50.000 liều vắc xin, bao gồm 10.000 liều vắc xin Lumpyvac từ Thổ Nhĩ Kỳ, 20.000 liều vắc xin LumpyShield từ Jordan; Công ty TNHH Thú y Đông Phương nhập khẩu 20.000 liều vắc xin Mevac LSD từ Ai Cập để triển khai thí điểm tiêm phòng, chống dịch tại 8 tỉnh (Sơn La, Hà Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh và Quảng Trị) và một số trại bò sữa.

 

Đến nay, các địa phương trên đã tổ chức tiêm phòng được hơn 27.000 con trâu, bò. Đánh giá bước đầu về hiệu quả của vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục tại một số địa phương cho thấy, số trâu, bò được tiêm phòng đến nay đều khỏe mạnh, không phát bệnh sau khi tiêm được hai tuần.

 

Đặc biệt, số trâu, bò được tiêm vắc xin Lumpyvac của Thổ Nhĩ Kỳ sau 28, 35, 42 ngày đã có kháng thể kháng vi rút viêm da nổi cục. Riêng với số trâu, bò được tiêm vắc xin LumpyShield từ Jordan và Mevac LSD từ Ai Cập, hiện đã có kết sau tiêm 28 ngày, tiếp tục chờ kết quả sau 35 và 42 ngày để lấy mẫu, đánh giá hiệu quả sau tiêm phòng trước khi có khuyến cáo, hướng dẫn sử dụng.

 

Để chủ động phòng, chống và khống chế dịch viêm da nổi cục lây lan diện rộng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh tại địa phương, quyết định sử dụng vắc xin Lumpyvac để tiêm phòng khẩn cấp cho đàn trâu, bò. Bộ cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố chủ động rà soát, thống kê số lượng trâu, bò thuộc diện tiêm phòng để xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí mua vắc xin; thực hiện tiêm phòng theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất và cơ quan thú y địa phương, đồng thời tiến hành lấy mẫu đánh giá sau khi tiêm phòng.