Hotline : 0978 929 555

  • Vận chuyển

    Vận chuyển toàn quốc
  • T2 - CN

    8h - 17h
  • Tư vấn

    24/7

Nghệ An sở hữu tổng đàn gia súc lớn nhưng đa phần là chăn nuôi nông hộ, do đó công tác quản lý an toàn phòng chống dịch bệnh phải được đặt lên hàng đầu.

Quy mô càng lớn càng phải đề phòng

Nghệ An có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn với 788.000 con trâu bò, 926.000 con lợn và trên 26 triệu con gia cầm. Số lượng dù “nhiều nhưng không tinh” bởi hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ, phân tán chiếm đến 85%. Nhiều vùng chủ yếu chăn thả rông, chuồng trại không đảm bảo, khâu tiêm phòng chưa đạt đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý và ứng phó phòng chống dịch bệnh.

Bên cạnh đó, dù trên địa bàn có hàng chục cơ sở giết mổ (bao gồm 19 cơ sở giết mổ tập trung đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm) nhưng nhìn chung chính quyền cơ sở vẫn thiếu sự chỉ đạo, quản lý, đôn đốc, kiểm tra. Phần đa vẫn duy trì hoạt động giết mổ nhỏ lẻ, thủ công, chính những điều này ẩn chứa rất nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Hai nữa, Nghệ An là tỉnh có địa bàn rộng, lại nằm trên trục chính của các tuyến giao thông Bắc – Nam, do đó việc kiểm soát, hạn chế lây lan dịch bệnh từ các phương tiện giao thông càng khó khăn gấp bội.

Là tỉnh có địa bàn rộng, lại nằm trên trục chính của các tuyến giao thông Bắc - Nam, vì thế quá trình kiểm soát vận chuyển phòng chống dịch bệnh gia súc trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Việt Khánh. 

Nghệ An thì nhân viên thú y thuộc Ban NN-PTNT không nằm trong chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và không có chế độ phụ cấp. Trong thế “liệu cơm gắp mắm”, công tác chăn nuôi và thú y đành giao cho các chức danh như: công chức Địa chính – Nông nghiệp hoặc Hội Nông dân, Đoàn thanh niên… theo hình thức kiêm nhiệm, vì thế hoạt động kém hiệu quả.

Xuất phát từ thực tiễn, lộ trình đến 2025 Nghệ An đặt mục tiêu duy trì ổn định đàn trâu khoảng 268.000 con, đàn bò thịt từ 445.000 – 450.000 con, đàn bò sữa đạt 90.000 con. Trên tinh thần đó sẽ từng bước cơ cấu lại phương thức chăn nuôi, dần chuyển dịch theo quy mô công nghiệp, trang trại.

Mục tiêu của ngành thú y tỉnh là chủ động khống chế hiệu quả dịch bệnh truyền nhiễm trên đàn vật nuôi theo nguyên tắc “Thực hiện phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời, chống dịch khẩn trương; phát hiện nhanh, chính xác, xử lý triệt để”.